Cuộc sống hiện đại khiến nhiều làng nghề bị mai một. Nhưng ở Văn Lâm vẫn có một làng nghề thêu lưu giữ được những vẻ đẹp truyền thống. Làng nghề thêu Văn Lâm được biết đến với những sản phẩm tinh tế, đậm đà bản sắc được làm lên từ bàn tay khéo léo của những người phụ nữ hay cả những người đàn ông nơi đây.
Giới thiệu về làng nghề thêu Văn Lâm
Văn Lâm là một thôn của xã Ninh Hải, tỉnh Ninh, cạnh khu di tích và danh thắng lịch sử Tam Cốc, Bích Động. Với hầu hết các hộ gia đình đều làm nghề thêu từ trẻ nhỏ cho đến các cụ già 80 tuổi đều sử dụng kim thêu. Không chỉ làm thêu, người dân nơi đây còn sản xuất nông nghiệp và dịch vụ khách du lịch.
Chưa biết rõ được nghề làm thêu này xuất hiện ở Văn Lâm từ bao giờ. Chỉ nghe người dân nơi đây nói rằng nghề này đã xuất hiện từ hàng nghìn năm trước, khi thời nhà Trần rút lui chiến lược từ Thăng Long về đây.
Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược lần thứ 2, bà Trần Thị Dung – vợ của Thái sư Trần Thủ Độ đã sai các cung nữ trong cung đình truyền dạy nghề thêu ren này cho người dân nơi đây. Kể từ đó, làng Văn Lâm có thêm nghề thêu ren và tạo bước chuyển cho làng nghề.
Nguyên liệu và quy trình sản xuất
Về nguyên liệu thì cơ bản là vải, kim và các loại chỉ nhiều màu sắc. Vải và kim được người làng nghề thêu Văn Lâm thường nhập khẩu từ nước Pháp, Ý, Trung Quốc,… Còn chỉ thì được các nghệ nhân ưa chuộng nhập khẩu từ Pháp bởi mẫu mã đẹp, chất lượng cao.
Để sản xuất ra một sản phẩm thì đòi hỏi người thợ thêu không chỉ có bàn tay khéo léo mà cần cả sự kiên nhẫn, tỉ mỉ, chăm chút qua từng mũi thêu. Mỗi sản phẩm phải cần tới một thời gian rất dài, vài ngày thậm chí vài tháng để có thể tạo ra một bức thêu với nhiều mẫu mã đa dạng, có tính nghệ thuật cao.
Làng nghề thêu Văn Lâm đã tạo nên nét đẹp truyền thống đáng trân trọng cho chính con người nơi đây nói riêng và Việt Nam nói chung. Đây chính là niềm tự hào cho toàn thể dân tộc.
Tham khảo bài viết: