Làng nghề thêu Thượng Lâm và những sản phẩm chất lượng

Làng nghề thêu Thượng Lâm một thời nức tiếng với những sản phẩm chất lượng cũng đang đứng trước nguy cơ mai một do sự thay đổi của xã hội, thị trường. Mời các bạn cùng tìm hiểu qua về làng nghề thêu Thượng Lâm xưa và nay.

Làng nghề thêu Thượng Lâm một thời hoàng kim

Đến với xã Thượng Lâm ngày nay là khung cảnh nông thôn mới khang trang với hạ tầng hoàn thiện như cơ sở vật chất văn hóa, đường giao thông, trường học, trạm y tế, hệ thống điện, nước sinh hoạt. Nhắc đến Thượng Lâm, người ta sẽ nghĩ ngay đến hội làng Thượng Lâm với màn rước kiệu độc đáo diễn ra trong các ngày 11 – 13/2 âm lịch với 3 năm mới mở hội một lần.

Làng nghề thêu Thượng Lâm một thời hoàng kim
Làng nghề thêu Thượng Lâm một thời hoàng kim

Nếu không tìm hiểu kĩ về ngôi làng này, bạn sẽ hoàn toàn không thể biết được đây đã từng là một trong những làng nghề thêu nổi tiếng nhất nhì ở Hà Nội bên cạnh làng nghề thêu Quất Động. Trong ký ức của những người cao tuổi, sản phẩm thêu tay truyền thống của xã Thượng Lâm từng nức tiếng một thời bởi nét tinh xảo, mềm mại được người tiêu dùng ưa chuộng.

Làng nghề thêu Thượng Lâm một thời hoàng kim
Làng nghề thêu Thượng Lâm một thời hoàng kim

Hocquard soạn giả sách nói về nghề thêu cuối thế kỷ XIX đã nhận định: “Người thợ thêu Thượng Lâm tỏ ra rất khéo léo trong việc phân bổ màu sắc trên lụa, để có những bức tranh thêu hòa hợp không chát chúa”. Trải qua hàng thế kỷ thăng trầm, nghề thêu có khi lên xuống nhưng nó vẫn giữ được bản sắc văn hóa lâu đời của dân tộc.

Nguy cơ mai một của làng nghề thêu truyền thống đã từng nức tiếng

Theo thời gian, trước những biến động của xã hội, nghề thêu tay ở nước ta hiện nay dần thiếu động lực để tiếp tục thăng hoa. Làng thêu thủ công nay không còn giữ được vẻ nhộn nhịp khi xưa, số lượng nghệ nhân yêu nghề, bám nghề còn rất ít bởi sản phẩm làm ra với giá thành cao, khó khăn cho đầu ra cho sản phẩm, không có thị trường tiêu thụ, thu nhập bấp bênh. Thợ thêu phải giải nghệ kiếm kế mưu sinh khác, thậm chí nhiều người bỏ xứ để tìm việc làm.

Nguy cơ mai một của làng nghề thêu truyền thống
Nguy cơ mai một của làng nghề thêu truyền thống

Đó cũng là câu chuyện của làng nghề thêu Thượng Lâm đã từng một thời nức tiếng bởi kỹ thuật thêu với đường nét tinh xảo, mềm mại. Trước sự thay đổi của nền kinh tế thị trường, nghề thêu ở Thượng Lâm đang đứng trước nguy cơ lớn mai một. Sự ra đời của các mặt hàng thêu vi tính với giá rẻ hấp dẫn đã cạnh tranh mạnh với sản phẩm thêu tay truyền thống.

Lý Nguyễn – NTK trẻ mong muốn phục dựng làng nghề

NTK Lý Nguyễn sinh ra và lớn lên tại làng thêu Thượng Lâm. Ngay từ nhỏ, Lý Nguyễn đã được học các cô, các dì dạy thêu các họa tiết nhỏ nhưng gia đình không muốn con mê thêu thùa mà sao nhãng học văn hóa nên một thời gian sau Lý Nguyễn đã ra thành phố học và thi đỗ vào trường đại học Kiến Trúc Hà Nội sau đó học lên thạc sĩ Mỹ Thuật Công nghiệp.

Với mong muốn gìn giữ và phát triển nghề thêu của quê hương mình. Lý Nguyễn cùng các cộng sự không ngừng cố gắng đưa ra những sản phẩm thêu tay chất lượng.  Dần dần cách sản phẩm rèm nghệ thuật, rèm vải thêu cao cấp tại Rèm Thêu Bình Minh cũng dần được khách hàng đón nhận.

Lý Nguyễn - NTK rèm xuất khẩu Bình Minh
Lý Nguyễn – NTK rèm xuất khẩu Bình Minh

Đến với Thêu Bình Minh hay làng nghề thêu Thượng Lâm hôm nay, người ta lại được nghe thấy tiếng thì thầm bên khung thêu của các chị, các anh; nghe tiếng chỉ kéo qua nền vải, trong cái không gian yên bình của làng quê; được thấy những hình ảnh thân thương – biểu tượng của sự kiên trì, tỉ mỉ, nhẹ nhàng và đầy chất thơ.

Tham khảo bài viết: